Mình không phải người ăn chay trường, nhưng hàng tháng vẫn có những ngày ăn chay và đi chùa đều đặn. Mình làm vậy cũng đã 6 năm rồi, từ lúc đó bắt đầu chú ý tới những quán ăn chay bên cạnh những quán ăn thông thường. Hồi xưa thì hay đi Thiền Viên, nhưng vào những ngày Rằm hoặc Mùng 1 Âm lịch thì ở Thiền Viên cực đông, phục vụ siêu lâu, giữ xe lại tính phí (bình thường thì miễn phí) nên mình hãi luôn.
Quán này gần nhà mình, trước chỉ là 1 gian nhà cấp 4 ở góc đường Bàu Cát, sau này chuyển sang đây, cơ sở khang trang hơn và sạch sẽ hơn, tuy nhiên giá vẫn không đổi [thích thặc]
*Quán tên Hoa Tâm
* Giá: tất cả đều đồng giá 18k/phần (hoặc tô). Nước ngọt: 10k/lon. Trà đá: 2k/ly. Ngoài ra còn có sâm, nước gấc.v.v. các loại ấy giá dao động từ 8-12k/chai.
*Địa chỉ: 127 Ba Vân, Phường 14, quận Tân Bình
*Sơ đồ:
Hình ảnh bên ngoài quán:
Quán có rất nhiều loại đồ ăn cho cơm phần, cơm dĩa. Ngoài ra còn có hủ tiếu, bún thái, bún Huế, mì Quảng, bún mắm.v.v..
Và đây là tô hủ tiếu của mình. Có 2 món mình rất thích là Hủ tiếu và bún Thái ở đây .
Dĩa cơm tự chọn món của bạn chồng:
Xíu mại chay gọi thêm:
Bữa ăn đạm bạc
Chanh, ớt thái sẵn được đựng trong hộp có nắp đậy. Quán có đủ loại gia vị nêm thêm tùy khẩu vị khách nữa.
Quán còn có Lẩu Thái. Phần lẩu đó ăn được từ 3-4 người. Giá 100k/phần. Bữa 2 vợ chồng đua đòi gọi ăn thử, hai người ăn muốn lặc lìa luôn ~
Music
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014
[NẤU ĂN] TẮC CHƯNG TRỊ CẢM
Mùa giao mùa, thời tiết chuyển từ ấm áp sang se lạnh dễ làm cho mọi người bị cảm. Bệnh cảm nếu chữa trị từ khi chớm có những biểu hiện như hắc hơi, sổ mũi, đau cổ họng dẫn đến ho khan thì bệnh sẽ hết sớm.
Hôm nay mình giới thiệu với các bạn công thức làm món Tắc chưng, trị cảm hữu hiệu, rẻ tiền mà lại không phải động đến thuốc. Riêng mình, rất ngại phải cho gia đình dùng thuốc nhiều, vì việc lạm dung thuốc của người Việt mình đã dẫn đến tình trạng kháng-kháng sinh. Mình chỉ dùng thuốc khi bệnh that sự nặng, cần có sự can thiệp của y bác sỹ thôi. Hơn nữa, chữa trị bằng phương pháp thiên nhiên luôn thân thiện với cơ thể con người.
Bài này đã được đăng trên báo Afamily ngày 17/12/2014. Tuy nhiên cách hành văn và trình bày bài sẽ khác nhau bạn ạ.Bài đăng dưới tên chồng mình, không phải mình cọp bài của báo rồi đưa về đâu nhé, nếu là cọp bài thì dễ quá, ai làm không được.
À, còn bạn nào thắc mắc tại sao bài mình làm nhưng chồng lại đứng tên, đó là vì lý do lien quan đến dự tính tương lai nên mình không tiện lộ diện trên báo =]] =]]
** Nguyên liệu **
- 500gr tắc tươi
- 150gr đường phèn
- Mật ong, gừng tươi
** Chế biến **
- Tắc mua về, bạn rửa sạch dưới vòi nước 3 lần. Sau đó mang đi ngâm nước muối loãng 45-60 phút.
- Sau khi ngâm tắc xong, bạn rửa sạch lại lần nữa.
- Bổ đôi hoặc thái lát tắc, lấy sạch hạt.
- Rửa sạch gừng tươi, gọt vỏ và thái lát mỏng.
- Xếp tắc đã lấy hạt, gừng tươi cùng 150gr đường phèn, 3-4 muỗng cơm mật ong nguyên chất vào tô nhỏ.
- Đặt 1 nồi lớn lên bếp, cho lượng nước vừa đủ vào và bật lửa to. Chờ nước trong nồi sôi thì ta cho tô hỗn hợp tắc vào chưng cách thủy trong 60 phút với chế độ lửa vừa.
- Tắc sau khi chưng, có màu nâu và vỏ chuyển sang trong suốt, dung dịch đường tan chảy quyện với mật ong sền sệt thì bạn tắc bếp.
**
Tắc sau khi chưng, bạn có thể dùng ngay. Khi dùng, bạn ngậm miếng tắc trong miệng cho chất nước từ từ trôi vào cổ họng. Sau khi cảm giác được miếng tắc đã khô thì bạn mới bắt đầu nhai vỏ tắc.
Tắc có tác dung rất tốt trong việc trị cảm, tiêu đờm, trị ho.
Chúc bạn thành công.
Hôm nay mình giới thiệu với các bạn công thức làm món Tắc chưng, trị cảm hữu hiệu, rẻ tiền mà lại không phải động đến thuốc. Riêng mình, rất ngại phải cho gia đình dùng thuốc nhiều, vì việc lạm dung thuốc của người Việt mình đã dẫn đến tình trạng kháng-kháng sinh. Mình chỉ dùng thuốc khi bệnh that sự nặng, cần có sự can thiệp của y bác sỹ thôi. Hơn nữa, chữa trị bằng phương pháp thiên nhiên luôn thân thiện với cơ thể con người.
Bài này đã được đăng trên báo Afamily ngày 17/12/2014. Tuy nhiên cách hành văn và trình bày bài sẽ khác nhau bạn ạ.Bài đăng dưới tên chồng mình, không phải mình cọp bài của báo rồi đưa về đâu nhé, nếu là cọp bài thì dễ quá, ai làm không được.
À, còn bạn nào thắc mắc tại sao bài mình làm nhưng chồng lại đứng tên, đó là vì lý do lien quan đến dự tính tương lai nên mình không tiện lộ diện trên báo =]] =]]
** Nguyên liệu **
- 500gr tắc tươi
- 150gr đường phèn
- Mật ong, gừng tươi
** Chế biến **
- Tắc mua về, bạn rửa sạch dưới vòi nước 3 lần. Sau đó mang đi ngâm nước muối loãng 45-60 phút.
- Sau khi ngâm tắc xong, bạn rửa sạch lại lần nữa.
- Bổ đôi hoặc thái lát tắc, lấy sạch hạt.
- Rửa sạch gừng tươi, gọt vỏ và thái lát mỏng.
- Xếp tắc đã lấy hạt, gừng tươi cùng 150gr đường phèn, 3-4 muỗng cơm mật ong nguyên chất vào tô nhỏ.
- Đặt 1 nồi lớn lên bếp, cho lượng nước vừa đủ vào và bật lửa to. Chờ nước trong nồi sôi thì ta cho tô hỗn hợp tắc vào chưng cách thủy trong 60 phút với chế độ lửa vừa.
- Tắc sau khi chưng, có màu nâu và vỏ chuyển sang trong suốt, dung dịch đường tan chảy quyện với mật ong sền sệt thì bạn tắc bếp.
**
Tắc sau khi chưng, bạn có thể dùng ngay. Khi dùng, bạn ngậm miếng tắc trong miệng cho chất nước từ từ trôi vào cổ họng. Sau khi cảm giác được miếng tắc đã khô thì bạn mới bắt đầu nhai vỏ tắc.
Tắc có tác dung rất tốt trong việc trị cảm, tiêu đờm, trị ho.
Chúc bạn thành công.
Hình được tài trợ bởi anh xã |
Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014
[QUÁN XÁ] BÚN VỊT - KHU TÂN BÌNH
Mình đạo Vịt! Nói ngắn gọn, xúc tích và đầy đủ ý nghĩa về việc ghiền ăn thịt vịt của mình là như vậy. Mình cực kỳ, cực kỳ, cực kỳ thích ăn thịt vịt. Dù là luộc, quay, kho, cari.v.v... mình đều thích. Anh xã mình hay hỏi vì sao lại thích như vậy, mình không có câu trả lời. Chỉ biết rằng, cảm giác khi vừa cắn vào miếng thịt ức 1 it mỡ từ lớp da chạy qua kẽ răng, rồi tiếp theo sau đó là vị thơm bùi đặc trưng, rồi chất ngọt trong thịt tấn công vị giác cùng khứu giác, là 1 cảm giác khó tả được.
Quán bún này mình được nhỏ bạn thân chỉ cho cách đây vài năm. Quán bình dân, ăn từ lúc quán kê bàn la liệt ngoài đường, nay đã thuê được mặt bằng trong nhà (hoặc cũng có thể là nhà của chủ quán luôn, thấy chị con gái tay đeo 1 cộc vòng si-men =]] ).
Quán luôn luôn đông. Xin nhắc lại, quán luôn luôn đông! Quán chỉ có 2 tình trạng, đông va rất đông. Nhưng cô chủ cùng các con luôn phục vụ khách với thái độ rất niềm nở, và dễ thương. Các con trai, gái dâu rể cùng nhau làm bún, cháo hay nước, còn nhiệm vụ làm gỏi và chặt vịt chỉ có cô chủ làm. Bởi vậy nên hơi lâu 1 tẹo. Nhưng cũng không phải là lâu lắc lư nhé ^oo^
**Địa chỉ: 1126 đường Tự Cường, quận Tân Bình. Mở bán từ 17:00 - hết vịt.
Bản đồ:
**Giá cả:
- Quán có các món bún, cháo, miến và gỏi.
- Gỏi: tùy vào sở thích bạn có thể tùy ý gọi. Công thức là: sở thích + số người. Ví dụ: gỏi thập cẩm 2 người, gỏi đầu cánh 2 người, gỏi ức đùi 2 người. Trước mình ăn gỏi nạt thập cẩm 2 người khoảng 80k, hôm qua ăn sang Gỏi Ức đùi 2 người là 130k. Nhưng mà lượng nhiều nhé. Đi 3 người gọi phần Gỏi 2 người ăn vẫn nhiều.
- Bộ lòng: 25k
- Bún, cháo, miến ăn kèm: 10k/ tô. Đặc biệt cháo rất ngon và ngọt, vì vậy thường hết sớm hơn các món khác. Nếu muốn ăn bạn nên đến sớm tí.
- Khăn ướt: 2k/ chiếc
- Nước mía: 5k/ ly
- Ngoài ra còn có bia và nước ngọt các loại. Mình không uống nên không biết giá.
Quán bún này mình được nhỏ bạn thân chỉ cho cách đây vài năm. Quán bình dân, ăn từ lúc quán kê bàn la liệt ngoài đường, nay đã thuê được mặt bằng trong nhà (hoặc cũng có thể là nhà của chủ quán luôn, thấy chị con gái tay đeo 1 cộc vòng si-men =]] ).
Quán luôn luôn đông. Xin nhắc lại, quán luôn luôn đông! Quán chỉ có 2 tình trạng, đông va rất đông. Nhưng cô chủ cùng các con luôn phục vụ khách với thái độ rất niềm nở, và dễ thương. Các con trai, gái dâu rể cùng nhau làm bún, cháo hay nước, còn nhiệm vụ làm gỏi và chặt vịt chỉ có cô chủ làm. Bởi vậy nên hơi lâu 1 tẹo. Nhưng cũng không phải là lâu lắc lư nhé ^oo^
**Địa chỉ: 1126 đường Tự Cường, quận Tân Bình. Mở bán từ 17:00 - hết vịt.
Bản đồ:
Nếu bạn đi từ đường Tự Lập vào thì sẽ tấy bản chỉ dẫn như này. Bảng làm từ lúc chưa đổi số nhà. Nhưng quán dễ tìm vì khu này có 1 quán vịt thôi. |
**Giá cả:
- Quán có các món bún, cháo, miến và gỏi.
- Gỏi: tùy vào sở thích bạn có thể tùy ý gọi. Công thức là: sở thích + số người. Ví dụ: gỏi thập cẩm 2 người, gỏi đầu cánh 2 người, gỏi ức đùi 2 người. Trước mình ăn gỏi nạt thập cẩm 2 người khoảng 80k, hôm qua ăn sang Gỏi Ức đùi 2 người là 130k. Nhưng mà lượng nhiều nhé. Đi 3 người gọi phần Gỏi 2 người ăn vẫn nhiều.
- Bộ lòng: 25k
- Bún, cháo, miến ăn kèm: 10k/ tô. Đặc biệt cháo rất ngon và ngọt, vì vậy thường hết sớm hơn các món khác. Nếu muốn ăn bạn nên đến sớm tí.
- Khăn ướt: 2k/ chiếc
- Nước mía: 5k/ ly
- Ngoài ra còn có bia và nước ngọt các loại. Mình không uống nên không biết giá.
Mặt tiền quán. Quán bình dân gần gũi :3 |
Phần gỏi Ức - Đùi 2 người |
Phần gỏi Ức - Đùi 2 người, ngập trong thịt. Ăn không hết nên mình phải gói mang về. |
Món cháo thần thánh, rất ngọt và ngon ^oo^ |
Bún Măng. Nước lèo từ nước luộc vịt nên cũng rất ngon (thua cháo 1 tẹo) |
Bộ Lòng ăn thêm. Lòng chấm mắm gung cũng bá cháy nhé. |
Cận cảnh miếng thịt toàn nạt. Vịt của cô bán nạt đầy đặn, 1 it mỡ ở lớp da nên ăn không bị ngấy. Nói chung là ngon ạ. |
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
[NẤU ĂN] MẮM RUỐC XÀO THỊT BA CHỈ
Sài Gòn vài hôm nay đã biến hóa từ bà cô già đanh đá thành nàng thiếu nữ nhu mì. Thời tiết Sài Gòn những ngày này không còn nắng gắt chói chang, bởi đã có những luồng không khí mát lạnh ùa về. Thoải mái lắm. Không gì làm người Sài Gòn sang khoái và hạnh phúc hơn việc mỗi buổi sáng khi đặt chân xuống nền nhà và cảm nhận được làn hơi lạnh còn đọng lại.
Thử tưởng tượng xem, vào 1 ngày trời lạnh, ngồi bên mâm cơm gia đình với chén cơm trắng còn bốc khói, 1 it mắm ruốc xào thơm lựng mà xem. Hạnh phúc đơn sơ mà ta đâu có ngờ, bạn nhỉ?
*** Nguyên liệu ***
- 300gr thịt ba chỉ (ba rọi)
- 1 hủ mắm ruốc
- 200gr sả xay
- 1 củ hành tím
- 3 tép tỏi
- Vài trái ớt tươi (lượng ớt tùy vào sở thích ăn cay của bạn)
*** Chế biến ***
- Bạn rửa sạch và thái lát thịt ba chỉ. Ướp thịt với 1 it đường và bột nêm. Lưu ý là thật it bột nêm thôi nhé.
- Đập dập, lột vỏ và băm nhuyễn tỏi. Băm nhuyễn hành tím.
- Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Chờ khi dầu nóng, bạn cho sả băm vào và đảo nhanh tay. Khi sả đã nóng, bạn cho vào hành tím và tỏi vào phi chung.
- Khi hỗn hợp nóng, bay mùi thơm nồng thì bạn cho vào lượng ớt tùy theo sở thích. Cho vào chảo khoảng 4 muỗng canh mắm ruốc. Đảo đều để mắm quyện vào hỗn hợp sả.
- Cho thịt vào xào cùng. Nêm với 3-4 muỗng café đường, tuyệt đối không nêm thêm muối hay bột nêm vì mắm đã mặn rồi nhé. Xào thịt cho đến khi thịt thắm đều mắm. Nếm lại thấy vừa miệng thì tắt bếp.
***
Mắm là một trong những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam. Khi chưa quen chúng ta sẽ thấy mắm có mùi rất hôi và khó ngửi, nhưng 1 khi đã nếm thử, thì chúng ta lại dễ dàng bị nghiện món ăn đơn sơ và mộc mạc này.
Bạn thưởng thức cùng cơm nóng, có thể ăn kèm rau sống, dưa leo và cà chua cũng rất ngon.
Chúc bạn thành công và gia đình có 1 bữa ăn đầm ấm quây quần nhé.
[Ảnh cung cấp bởi anh xã]
Thử tưởng tượng xem, vào 1 ngày trời lạnh, ngồi bên mâm cơm gia đình với chén cơm trắng còn bốc khói, 1 it mắm ruốc xào thơm lựng mà xem. Hạnh phúc đơn sơ mà ta đâu có ngờ, bạn nhỉ?
*** Nguyên liệu ***
- 300gr thịt ba chỉ (ba rọi)
- 1 hủ mắm ruốc
- 200gr sả xay
- 1 củ hành tím
- 3 tép tỏi
- Vài trái ớt tươi (lượng ớt tùy vào sở thích ăn cay của bạn)
*** Chế biến ***
- Bạn rửa sạch và thái lát thịt ba chỉ. Ướp thịt với 1 it đường và bột nêm. Lưu ý là thật it bột nêm thôi nhé.
- Đập dập, lột vỏ và băm nhuyễn tỏi. Băm nhuyễn hành tím.
- Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào. Chờ khi dầu nóng, bạn cho sả băm vào và đảo nhanh tay. Khi sả đã nóng, bạn cho vào hành tím và tỏi vào phi chung.
- Khi hỗn hợp nóng, bay mùi thơm nồng thì bạn cho vào lượng ớt tùy theo sở thích. Cho vào chảo khoảng 4 muỗng canh mắm ruốc. Đảo đều để mắm quyện vào hỗn hợp sả.
- Cho thịt vào xào cùng. Nêm với 3-4 muỗng café đường, tuyệt đối không nêm thêm muối hay bột nêm vì mắm đã mặn rồi nhé. Xào thịt cho đến khi thịt thắm đều mắm. Nếm lại thấy vừa miệng thì tắt bếp.
***
Mắm là một trong những món ăn đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam. Khi chưa quen chúng ta sẽ thấy mắm có mùi rất hôi và khó ngửi, nhưng 1 khi đã nếm thử, thì chúng ta lại dễ dàng bị nghiện món ăn đơn sơ và mộc mạc này.
Bạn thưởng thức cùng cơm nóng, có thể ăn kèm rau sống, dưa leo và cà chua cũng rất ngon.
Chúc bạn thành công và gia đình có 1 bữa ăn đầm ấm quây quần nhé.
[Ảnh cung cấp bởi anh xã]
Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014
[DU LỊCH] ĐÀ LẠT NGÀY CUỐI 30/11/2014
Buổi sáng vội vã.
Vì tối qua mình quyết định đi xa khỏi trung tâm Đà Lạt 1 chuyến, xem như vừa thưởng thức phong cảnh khí hậu, vừa tham quan 1 địa điểm đẹp mới. Nên sáng nay dậy có phần tất bật hơn. Vì phải chuẩn bị đi sớm để quay về còn kịp chuyến xe về lại thành phố lúc 12:30 trưa.
Sáng lười biếng và uể oải bò ra khỏi giường, làm vệ sinh cũng như "hóa trang" xong, chuẩn bị đồ nghề tác nghiệp xong thì ăn sáng rồi lên đường. Anh xã động viên, không cần phải vội vã quá, cứ thư thả mà đi, đừng để trễ quá là được.
***
Đồi chè Cầu Đất
Biết đến địa danh đồi chè cổ này qua các thông tin thu thập trên mạng.
Trước kia từng được thấy khung cảnh đồi chè 1 lần qua màn sương huyền ảo khi trên đường vào thác Dambri, từ lúc ấy, mình luôn ước ao được đặt chân vào khu đồi chề 1 lần để tận hưởng màu xanh mát mắt và trong veo của những lá trà non. Vậy là cuối cùng cũng thực hiện được.
Đồi chè Cầu Đất cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25km, cứ đi theo hướng đến Trại Mát (Chùa Linh Phước) rồi ôm đường lộ lớn chạy thẳng là được. Còn nếu bạn trang bị Google maps cho mình thì cứ việc ôm máy mà chạy =]]
Khung cảnh trên đường đi là vô cùng đẹp. Thiên nhiên và con người chung sống hòa bình, và cùng nhau làm đẹp hơn cho những nẻo đường. Có những cánh đồng café, những rừng thông, những đoạn đèo uốn lượn (hơi nguy hiểm 1 tẹo) với hàng thông cao thấp trập trùng.
Phương tiện di chuyển: theo mình phương tiện lý tưởng nhất vẫn là xe máy. Bạn có thể linh động dừng xe giữa đường, chụp ảnh, nghỉ chân, hóng gió.
Địa điểm: đồi chè Cầu Đất ở xã Xuân Trường. Ở xã cũng có 1 đồi chè nằm ngoài nhà máy rất dễ bị nhầm lẫn, khi bạn đến xã mà hỏi người dân và được chỉ "Đồi chè nằm bên cạnh Ủy ban" là không phải nhé. Bạn cứ hỏi rõ là "Đồi chè của công ty trà Sở trà Cầu Đất" để đến được địa điểm chính xác. Không phải đồi chè cổ kia không đẹp, mà là không biết là sao để lên đó cả =.= Đi từ trung tâm Đà Lạt đến Đồi chè mất khoảng 1 tiếng lượt đi, lượt về có thể nhanh hơn, chỉ mất 40 phút.
Chi phí: chỉ tốn mỗi tiền xăng. Khi thấy cổng chào của công ty, bạn cứ chạy thẳng vào đến khi thấy 1 xóm nhỏ, bạn cứ mạnh dạn nhờ gửi xe hộ trước cửa bất kì nhà người dân nào. Hoàn toàn miễn phí. Người dân vô cùng hiền lành ^o^
Vì đi vào chủ nhật nên không được thấy cảnh các công nhân hái trà. Nhưng bù lại mình thấy khá nhiều cặp đến đây chụp ảnh cưới, rất thú vị. Và thấy khung cảnh đồi chè vô cùng hoành tráng, 1 màu xanh rì bao phủ không gian.
***
Sau khi tham quan, chụp ảnh, mình đua về trung tâm Đà Lạt. Ghé vào tiệm bánh Liên Hoa để mua bánh ăn thay bữa trưa cho kịp chuyến xe.
Lo cho bao tử xong, cũng đến lúc quay lại khách sạn để thu dọn hành lý và trả phòng.
Kết thúc chuyến đi. Thời gian trôi nhanh, bay đi mất, chỉ còn lại cảm xúc và những hình ảnh cùng kí ức lưu lại trong tâm trí của người khách.
Vì tối qua mình quyết định đi xa khỏi trung tâm Đà Lạt 1 chuyến, xem như vừa thưởng thức phong cảnh khí hậu, vừa tham quan 1 địa điểm đẹp mới. Nên sáng nay dậy có phần tất bật hơn. Vì phải chuẩn bị đi sớm để quay về còn kịp chuyến xe về lại thành phố lúc 12:30 trưa.
Sáng lười biếng và uể oải bò ra khỏi giường, làm vệ sinh cũng như "hóa trang" xong, chuẩn bị đồ nghề tác nghiệp xong thì ăn sáng rồi lên đường. Anh xã động viên, không cần phải vội vã quá, cứ thư thả mà đi, đừng để trễ quá là được.
***
Đồi chè Cầu Đất
Biết đến địa danh đồi chè cổ này qua các thông tin thu thập trên mạng.
Trước kia từng được thấy khung cảnh đồi chè 1 lần qua màn sương huyền ảo khi trên đường vào thác Dambri, từ lúc ấy, mình luôn ước ao được đặt chân vào khu đồi chề 1 lần để tận hưởng màu xanh mát mắt và trong veo của những lá trà non. Vậy là cuối cùng cũng thực hiện được.
Đồi chè Cầu Đất cách trung tâm Đà Lạt khoảng 25km, cứ đi theo hướng đến Trại Mát (Chùa Linh Phước) rồi ôm đường lộ lớn chạy thẳng là được. Còn nếu bạn trang bị Google maps cho mình thì cứ việc ôm máy mà chạy =]]
Khung cảnh trên đường đi là vô cùng đẹp. Thiên nhiên và con người chung sống hòa bình, và cùng nhau làm đẹp hơn cho những nẻo đường. Có những cánh đồng café, những rừng thông, những đoạn đèo uốn lượn (hơi nguy hiểm 1 tẹo) với hàng thông cao thấp trập trùng.
Phương tiện di chuyển: theo mình phương tiện lý tưởng nhất vẫn là xe máy. Bạn có thể linh động dừng xe giữa đường, chụp ảnh, nghỉ chân, hóng gió.
Địa điểm: đồi chè Cầu Đất ở xã Xuân Trường. Ở xã cũng có 1 đồi chè nằm ngoài nhà máy rất dễ bị nhầm lẫn, khi bạn đến xã mà hỏi người dân và được chỉ "Đồi chè nằm bên cạnh Ủy ban" là không phải nhé. Bạn cứ hỏi rõ là "Đồi chè của công ty trà Sở trà Cầu Đất" để đến được địa điểm chính xác. Không phải đồi chè cổ kia không đẹp, mà là không biết là sao để lên đó cả =.= Đi từ trung tâm Đà Lạt đến Đồi chè mất khoảng 1 tiếng lượt đi, lượt về có thể nhanh hơn, chỉ mất 40 phút.
Cổng chào. Thấy được cổng này là chính xác nhé. Xông thẳng vào luôn nhé. |
Chi phí: chỉ tốn mỗi tiền xăng. Khi thấy cổng chào của công ty, bạn cứ chạy thẳng vào đến khi thấy 1 xóm nhỏ, bạn cứ mạnh dạn nhờ gửi xe hộ trước cửa bất kì nhà người dân nào. Hoàn toàn miễn phí. Người dân vô cùng hiền lành ^o^
Vì đi vào chủ nhật nên không được thấy cảnh các công nhân hái trà. Nhưng bù lại mình thấy khá nhiều cặp đến đây chụp ảnh cưới, rất thú vị. Và thấy khung cảnh đồi chè vô cùng hoành tráng, 1 màu xanh rì bao phủ không gian.
Xa xa có cặp chụp hình cưới. Hehehe |
***
Sau khi tham quan, chụp ảnh, mình đua về trung tâm Đà Lạt. Ghé vào tiệm bánh Liên Hoa để mua bánh ăn thay bữa trưa cho kịp chuyến xe.
Lo cho bao tử xong, cũng đến lúc quay lại khách sạn để thu dọn hành lý và trả phòng.
Kết thúc chuyến đi. Thời gian trôi nhanh, bay đi mất, chỉ còn lại cảm xúc và những hình ảnh cùng kí ức lưu lại trong tâm trí của người khách.
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014
[DU LỊCH] ĐÀ LẠT NGÀY 2 - 29/11/2014
Chào buổi sáng lúc 06:30AM.
Giật mình mơ màng với những tia nắng len lỏi qua tấm màn cửa sổ lớn, với hơi lạnh tinh quái lẩn mình trong từng kẽ hở của chăn nệm. Rồi thấy khung cảnh xa lạ của căn phòng mới nhận ra mình đang không ở nhà. Và mình quay sang nhìn người bên cạnh, vẫn gương mặt thân quen đầy yêu thương ấy đang say trong giấc ngủ. Thế là mình nằm cuộn người trong chăn trốn chạy những hơi lạnh sớm mai và ánh nắng ngoài kia, nhìn ngắm khuôn mặt ấy trong lặng im, tận hưởng chút giây phút bình yên. Chút bình yên đưa mình một lần nữa chìm vào giấc ngủ, để lần này thức dậy trong vòng tay và tiếng gọi yêu thương của chồng.Lẽ ra sáng này định sẽ dậy đi bơi, nhưng sự lười biếng và hơi lạnh cuối thu miền cao đã đánh bẹp tinh thần thể thao mà mới tối qua vẫn còn quyết liệt lắm. Thế rồi mình đi ăn sáng rồi quay lại phòng sửa soạn đồ để bắt đầu chuyến đi tham quan Ga Đà Lạt.
**
Ga Đà Lạt
Thật ra mình đã đến đây 1 lần với chồng cách đây gần 6 năm trước nhưng chỉ đến rồi lại quay về chứ không vào trong. Tại sao thì cũng quên mất lý do rồi. Dù sao thì bây giờ mình cũng đã quay lại, đã thưởng thức được chút hương vị quá khứ còn rơi sót lại.
Ga Đà Lạt nằm trên đường Quang Trung. Bạn có thể dùng Google Maps để tìm vị trí đường đi đến Ga 1 cách chính xác và nhanh nhất, từ khu vực chợ Đà Lạt đến ga mất khoảng 10 phút chạy xe. Ga Đà Lạt được mệnh danh là ga xe lửa xưa nhất, ở vị trí cao nhất, và là nơi có đầu tàu chạy hơi nước duy nhất tại Việt Nam. Ga nằm trong dự án tuyến tàu Phan Rang - Đà Lạt, tuy nhiên không được đầu tư để triển khai nên sau nhiều năm, Ga đã được trùng tu và sửa lại phục vụ cho du lịch với đoạn đường ngắn Đà Lạt - Trại Mát, thời gian đi khoảng 25 phút.
- Tiền gửi xe máy tại ga: 5k
- Tiền vé: 85k/người/ 2 lượt. Chỉ bán vé 2 lượt, nên dù bạn chỉ muốn đi 1 lượt từ Đà Lạt - Trại Mát hoặc ngược lại thì cũng phải trả tiền của 2 lượt. Mà vé tàu chỉ mua được tại ga ở Quang Trung, còn ở Trại mát thật ra đó chỉ là 1 trạm dừng.
Mình đi chuyến 09:50AM, quay về lúc 11:00AM. Trong ngày có khoảng 4 chuyến, nhưng tàu chỉ chạy khi đã trên 20 người, nên nếu du khách tới vào mùa thấp điểm du lịch thì cũng có thể sẽ không tham gia được chuyến tàu.
Bên trong toa tàu |
On the way |
Hình ảnh nhà lồng nuôi trồng hoa và nông sản trên đường đi |
May mắn đi vào mùa hoa Dã Quỳ, hoa vàng rực thắp sáng 1 góc trời |
Hoa dại khu vực xung quanh Ga Đà Lạt - Quang Trung |
Cũng là hoa dại nốt. |
**
Sau khoảng 25 phút ngồi tàu, mình đến Trại Mát, nơi có chùa Linh Phước (hay còn gọi là chùa Ve Chai). Chùa là khối kiến trúc lớn, với lớp phủ ngoài của các tượng hoặc tường đều được ốp bằng những mảnh vỡ của chai lọ, chén dĩa. Một nét độc đáo thu hút đông khách du lịch của Chùa.
Quan Âm, tượng được kết bằng hoa Bất Tử |
Yogurt phô mai trước cửa chùa. 6k/ly, ăn tạm ngon. |
Hàng yogurt phô mai và bánh tráng nướng. Quanh đây còn có hồng giòn đặc sản nếu bạn đến vào mua thu, giá 10-12k./kg, mua ở chợ Đà Lạt là 14k/kg |
**
Sau khi tham quan chùa và ăn yogurt phô mai trước cổng thì cũng đến giờ lên tàu quay về trung tâm. Về lại trung tâm, ăn trưa và đi đến Chùa Tàu.
Ngay dưới con dốc của Chùa Tàu cũng có 1 hàng yogurt phô mai khá ngon. Cô chủ nhận đóng hàng về Sài Gòn nếu bạn có nhu cầu. 7k/ly yogurt, 6k/ly bánh flan. Trứng mình không ăn nên không rõ.
Buổi chiều mình đi bơi và thư giãn tại khách sạn.
Tối mình được thử món Bánh Ướt lòng heo và gà xé.
Cháo thập cẩm (lòng heo + gà xé) |
Bánh ướt thập cẩm (có bánh tôm rất ngon và lạ miệng) |
Bảng hiệu quán. Từ tiệm bánh căn từ đường Tăng Bạt Hổ nhìn sang là thấy |
Và dạo chợ mua sắm, chuẩn bị cho ngày mai quay về lại nơi phố thị ồn ào và hối hả.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)